Bánh cuốn là món ăn giàu dinh dưỡng được nhiều người Việt dùng vào bữa sáng. Đây là món ăn dân dã được làm từ các thành phần cũng rất đơn giản nhưng lại vô cùng thơm ngon. Để món ăn tăng phần hấp dẫn, cần thêm một vài nguyên liệu đi kèm. Cụ thể mời bạn tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Một số đặc điểm của bánh cuốn
Bánh cuốn được làm từ bột gạo, chứa hàm lượng tinh bột rất cao, bánh có độ dài bằng ngón tay trỏ, tùy cách làm của từng vùng miền. Đây là món ăn không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi người làm phải kiên trì, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Vốn dĩ, món này có lớp vỏ mỏng, rất mềm, bên trong được cuộn thêm thịt băm, trứng,…
Tùy sở thích của từng khách hàng, khi người bán bắt đầu tráng thì người dùng có thể tùy chọn để yêu cầu người làm chế biến cho mình. Thông thường, người ta dùng lớp vải căng trên miệng nồi hấp, sau đó cho bột lên trên mặt vải rồi thoa đều và đậy vung lại. Khi đã căn khoảng thời gian bánh đã chín, họ dùng dụng cụ có sẵn để vớt bánh sau đó thêm nhân theo nhu cầu người ăn.
Với sự sáng tạo không ngừng, ngày nay nhiều gia đình tự làm bánh cuốn tại nhà bằng cách sử dụng chảo chống dính. Cách này thuận tiện và gọn hơn cách truyền thống mà các hàng bánh lâu năm vẫn hay sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào sự khéo léo của người vào bếp nữa.
Món bánh ăn này được rất nhiều người ăn phổ biến và hầu như hằng ngày. Bởi vì, vừa có tính tiện lợi, lại đem lại nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Chính vì điều đó, món ăn này đã dần trở nên phổ biến hơn. Đi đâu cũng thấy món bánh này bay bán ở khắp mọi nẻo đường ở nhiều khu vực.
Thành phần tạo ra bột bánh
Nếu bạn là tín đồ của món ăn dân dã bánh cuốn này, chắc hẳn phải biết rõ vỏ bánh rất mỏng. Chúng được làm từ các thành phần bột gạo, tinh bột sắn và tinh bột khoai tây, tất cả đều được xay nhuyễn. Món này rất dễ ăn và cũng rất dễ làm, bạn chỉ cần nhìn thôi, cũng có thể thực hiện theo được.
Những người trong nghề lâu năm, họ dùng bột gạo trắng trộn lẫn với bột gạo tươi và bổ sung thêm một số nguyên liệu cần thiết khác để làm bánh cuốn. Thông thường, họ sẽ dùng loại gạo cũ, vì gạo mới, gạo ngon có nhiều nhựa, khi tráng bánh bị dính hoặc rách, khó thành từng miếng bánh to được.
Với công nghệ tiên tiến như hiện nay, để tiết kiệm thời gian làm bánh cuốn hơn họ dùng các loại bột pha sẵn, những loại bột khô có bán trên thị trường. Nếu bạn có đam mê nấu nướng có thể đặt online qua các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm ở nhà với nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.
Dinh dưỡng của món bánh này
Theo số liệu thống kê từ các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g bánh cuốn chứa khoảng 590 calo. Ăn bánh này mỗi buổi sáng giúp cơ thể bổ sung thêm năng lượng, giúp sự chuyển hóa năng lượng được cân bằng. Cụ thể các chỉ số như sau:
- Bánh cuốn nhân mộc nhĩ chứa khoảng 200 calo.
- Với bánh nhân thịt xay có khoảng 590 calo.
- Bánh cuốn có kèm thêm giò, chả có khoảng 600 calo.
Đây hoàn toàn là số liệu nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng về món ăn bánh cuốn này. Tuy là món ăn giàu calo, nhưng chỉ nên ăn vào buổi sáng vì chúng sẽ tiêu hóa rất nhanh. Cũng không nên ăn bánh vào buổi tối, nếu không kiểm soát hợp lý bạn có thể bị tăng cân.
Một số nguyên liệu ăn kèm cùng bánh cuốn
Bánh cuốn hay nhiều địa phương ở Miền Trung vẫn thường gọi với cái tên là bánh mướt. Để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn chúng ta nên ăn kèm một số thứ sau:
Ăn kèm với hành phi
Hành phi vàng sẽ rất thơm, không chỉ ăn kèm với bánh cuốn, loại nguyên liệu này còn có thể kèm với nhiều món ăn khác nữa. Có thêm thành phần này, món ăn sẽ trở nên thơm ngon, cảm giác béo ngậy hơn.
Ăn kèm với xáo lòng
Bánh cuốn (bánh ướt) từ lâu đã trở thành niềm tự hào của nền văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và người Nghệ An nói riêng. Mỗi vùng miền sẽ có những cách kết hợp ăn uống khác nhau. Lòng lợn + dồi thái miếng vừa phải, nấu xáo ăn kèm với bánh mướt thì chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn. Sở dĩ có rất nhiều sự lựa chọn, thế nhưng sự kết hợp này vẫn chiếm phần lớn nhất.
Với những người con của xứ Nghệ, bánh cuốn được coi là món ăn gây thương nhớ, bởi chỉ cần thử một lần bạn sẽ muốn thêm nhiều lần tiếp theo. Tuy là món ăn bình dân nhưng cách kết hợp này lại thu hút được rất nhiều người ưa chuộng. Món ăn này vô cùng nổi tiếng ở xứ Nghệ này, nếu có dịp ghé qua, bạn hãy thưởng thức một lần nhé.
Ăn kèm với giò lụa hoặc chả quế
Giò lụa, chả quế là hai loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, được làm từ thịt mông nạc, hoặc thịt đùi. Ăn kèm với bánh cuốn thì hết nấc, ăn quên cả lối về. Vị béo ngậy từ bánh kết hợp với giò lụa, chả quế thì miễn chê. Hoàn toàn là những nguyên liệu quen thuộc, nhưng sự kết hợp này lại trở nên khác lạ hơn bình thường.
Do thành phần này được làm từ thịt nạc trộn với mỡ, bạn nên ăn kèm thêm rau sống để món ăn hấp dẫn và trọn vẹn hơn. Bánh cuốn là món ăn dân dã, thường được nhiều người lựa chọn làm bữa sáng. Mỗi vùng miền có một vị đặc trưng và cách làm riêng biệt. Vì vậy, nếu được đi nhiều nơi, hãy thưởng thức và đánh giá về hương vị của từng vùng về món ăn này nhé.
Sự khác lạ của món ăn này ở 3 miền Bắc – Trung – Nam
Có lẽ rất nhiều người vẫn chưa được thưởng thức hết hương vị món ăn về bánh cuốn của 3 miền tại đất nước chúng ta phải không? Mỗi một nơi có một hương vị đặc trưng riêng, cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua một số địa điểm đặc trưng nhé.
Hà Nội cổ truyền
Đây là một món ăn từ một loại bánh tráng mỏng, ăn với kèm nước mắm chấm cua làng Thanh Trì – Hà Nội. Hiện nay, món ăn bánh cuốn phổ biến rất nhiều ở các quán xá và có thêm một số phụ liệu như thịt băm, mộc nhĩ, trứng,… Bánh được cuốn to bằng 2 ngón tay gộp lại, sau đó cắt đôi hoặc 3. Kết hợp với bánh còn có hành khô, chả quế, chả nướng than, … Nước chấm của món bánh này phải pha theo kiểu chua ngọt, có độ vừa nhất định.
Bánh ở mướt Hà Tĩnh
Loại bánh này cũng chính là biến thể của bánh cuốn, với bánh dẻo, mỏng, hương thơm nồng. Kèm theo chiếc ram giòn, nóng, béo và chấm với nước mắm quê được pha thêm nước, đường, bột ngọt. Cuộn ram được làm chặt tay, bên trong có nhân thịt băm, hành, miến, ngò gai,…
Lớp vỏ bánh có màu hơi ngả vàng được làm từ gạo và mật mía. Phần bánh hơi dai, thơm và mịn do được tráng từ bột nếp ủ 1 đêm. Người dùng có thể chọn ăn bánh cuốn với giò lụa hoặc giò lắt kèm một ít hành vi để tăng thêm hương vị độc đáo.
Có thể bạn quan tâm:
- Ba khía – Món ăn dân dã độc lạ của người dân miền Tây
- Mỳ Ý là gì? Những cách làm ngon và chuẩn vị nước Ý
Bánh cuốn ở Sài Thành
Bánh cuốn Sài Gòn được du nhập từ miền Bắc nhưng lại được biến thể thêm các phụ liệu khác để phù hợp hơn với khẩu vị của người miền Nam. Đặc biệt, nước chấm được chế biến ngọt hơn, nhân bánh ít hơn ăn kèm với giá trụng, rau sống, nem, bánh tôm và chả giò.
Trên đây là thông tin về bánh cuốn và mẹo kết hợp một số thành phần ăn kèm. Tất cả nội dung chúng tôi chia sẻ trong bài viết đều đã qua sự chọn lọc. Hy vọng lượng kiến thức trên giúp bạn hiểu thêm về văn hóa ẩm thực Việt Nam. Từ đó bạn cũng có thể trổ tài tự làm bánh này bằng chảo chống dính đơn giản. Chúc bạn luôn thành công!