Home Gia vị nấu ăn Phân loại sa tế theo hương vị và nguồn gốc sản xuất

Phân loại sa tế theo hương vị và nguồn gốc sản xuất

Sa tế là một loại gia vị được dùng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày để tăng thêm vị cay đậm đà cho món ăn. Vậy sa tế là gì? Phân loại sa tế như thế nào? Hôm nay, chuyên mục Mẹo vào bếp của mình sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin trên nhé!

Nguồn gốc của sa tế

Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.

Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,…

Phân loại sa tế theo nguồn gốc

Phân loại sa tế chúng ta có thể dựa vào nguồn gốc sản xuất ra sản phẩm, Cụ thể:

Phân loại sa tế theo nguồn gốc
Phân loại dựa vào nguồn gốc sản phẩm.

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam

Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà.

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Trung Quốc

Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.

Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng… để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.

Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan

Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm….. Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.

Phân loại sa tế theo nguyên liệu

Sa tế cay

Sa tế cay
Phân loại sa tế.

Sa tế cay là một loại sa tế mang hương vị truyền thống với sự kết hợp giữa các loại ớt khô, ớt bột và ớt tươi. Loại sa tế này thường được dùng phổ biến trong các món phở, sườn nướng, chân gà nướng, lẩu thái, bánh tráng trộn, dimsum, hủ tiếu và các món súp,… để tạo vị cay và màu sắc hấp dẫn cho các món ăn này.

Sa tế sả

Sa tế sả
Sa tế sả được sử dụng rất nhiều.

Loại sa tế này được làm bằng cách cho sả băm vào nước dầu nóng để làm chín rồi trộn với ớt khô hoặc ớt bột. Điểm nhấn của sa tế sả là vừa tạo được vị cay cho món ăn vừa đem lại hương thơm đặc trưng của sả, giảm bớt được mùi hăng nồng vốn có của ớt.

Sa tế dừa

Không giống như những loại sa tế khác, sa tế dừa được chế biến theo một công thức riêng và đặc biệt. Người ta lấy những miếng cơm dừa chất lượng nhất đem xay nhỏ rồi trộn với các nguyên liệu cơ bản như ớt và dầu ăn. Cách làm này giúp sa tế có thêm vị beo béo, ngon ngọt tự nhiên của dừa hoà lẫn với 1 chút vị cay nhẹ đặc trưng của ớt.

Sa tế tôm

Sa tế tôm được làm bằng cách đem tôm khô trộn với ớt và dầu ăn để tạo nên phần nước sóng sánh, đẹp mắt và đậm đà gia vị. Điểm nhấn của loại sa tế này nằm ở phần mùi hương gây ấn tượng của tôm khô hoà lẫn với một chút vị cay ngọt nhẹ nhàng rất kích thích vị giác. Chính vì hương vị này mà sa tế tôm thường được dùng để nấu các món lẩu, món phở, bún bò và món canh,…

Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác. Hy vọng những nội dung trên đã giúp bạn phân loại sa tế và lựa chọn mua đúng với nhu cầu và sở thích của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT