Home Gia vị nấu ăn Rau răm - Đặc điểm sinh học và những công dụng cho...

Rau răm – Đặc điểm sinh học và những công dụng cho sức khỏe

Rau răm được sử dụng nhiều trong những món ăn của gia đình. Rau có mùi thơm rất đặc biệt giúp cho món ăn thêm phần đặc sắc và ngon miệng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại cây này, những thông tin sau sẽ đề cập chi tiết hơn loại rau này và công dụng với sức khỏe. 

Rau răm có đặc điểm gì?

Rau răm hay thủy liễu là một loài cây thân thảo, có danh pháp khoa học Persicaria odorata, thân phân đốt và có chiều cao khoảng 40cm. Loài cây này ưa ẩm, phát triển mạnh ven sông, bờ ao, có khả năng thoát nước tốt, tuy nhiên khó sống trong môi trường quá lạnh hoặc nóng. 

Cây thủy liễu có đặc điểm bên ngoài đó là lá có màu xanh sẫm, hình mác, thường mọc so le với nhau và có phần cuống khá ngắn. Tinh dầu của loài cây này chủ yếu được tìm thấy trong lá, các aldehyd chuỗi dài, sesquiterpene, decanol. Trong đông y, loài cây này có tính ấm và vị  cay. 

Rau răm phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới, ẩm ướt, đất đai màu mỡ và có ánh nắng đầy đủ, bóng râm một phần. Thân của cây rau này có màu xanh lục hoặc hơi đỏ, có rãnh,  dạng gốc bám. Gân lá song song, hoa thường mọc thành chùm có màu tím nhạt hoặc là màu trắng, Hoa thường nở vào cuối hè nhưng những nơi có khí hậu mát mẻ cây thường hiếm khi nở hoa.

Cây thủy liễu lá có màu xanh sẫm, hình mác
Cây thủy liễu lá có màu xanh sẫm, hình mác

Rau răm có công dụng gì đối với sức khỏe

Cây rau thủy liễu được đánh giá có một số lợi ích đối với sức khỏe điển hình đó là: 

Giảm các vấn đề về tiêu hóa

Rau răm có tính ấm nên cực kỳ hiệu quả cho hệ tiêu hóa, đặc biệt đó là cải thiện các triệu chứng gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy… Vậy nên, một số bài thuốc có cho loại cây này để cải thiện quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Rau răm có tính ấm nên cực kỳ hiệu quả cho hệ tiêu hóa
Rau răm có tính ấm nên cực kỳ hiệu quả cho hệ tiêu hóa

Điều trị một số bệnh ngoài da

Loài cây này còn được biết đến với khả năng điều trị một số bệnh ngoài da, điển hình đó là: 

  • Nước ăn chân: Cây rau răm có đặc tính sát khuẩn nên được nhiều người sử dụng khi nước ăn chân, bạn chỉ cần đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nước rồi đắp lên cân bị nước ăn hoặc dùng bông thấm nước cốt ray để chấm vào những vùng da bị nước ăn. Mỗi ngày kiên trì thực hiện 2 lần, đồng thời đảm bảo giữ chân khô ráo sẽ cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. 
  • Mụn nhọt: Với những chỗ mụn nhọt sưng lên, bạn dùng lá rau răm giã nhỏ cùng với muối, đem đắp vào những chỗ có mụn nhọt rồi băng lại, thay một ngày một lần. Loài cây này có tác dụng tiêu độc, hoạt huyết và kháng viêm giúp làm xẹp nốt nhọt nhanh chóng. 

Hỗ trợ điều trị cảm cúm 

Tính ấm của rau răm kết hợp cùng với gừng chính là thức uống hữu hiệu để hỗ trợ giải cảm. Từ đó, cải thiện nhanh chóng các chứng bệnh khó chịu mà bệnh cảm cúm gây ra cho người bệnh. 

Công dụng làm đẹp

Tuy hàm lượng các chất dinh dưỡng trong loài cây này không quá cao nhưng lại có tác dụng se khít lỗ chân lông, bên cạnh đó nguyên liệu này lại dễ kiếm và hiệu quả. Nếu dùng rau răm làm mặt nạ bạn có thể hoàn toàn an tâm về mức độ lành tính của nó, hoàn toàn không gây hại cho da, có thể dùng 2 lần/tuần để cảm nhận thay đổi. 

Tuy không có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng rau răm lại có tác dụng se khít lỗ chân lông vô cùng tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn dùng cây rau này thì không cần quá lo lắng vì nó rất hiệu quả, an toàn, đặc biệt không gây hại cho da. Có thể dùng để thay thế cho các loại sữa rửa mặt bạn đang dùng.

Rau răm và những lưu ý khi dùng 

Rau răm có nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhưng nếu như dùng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng không mong muốn, để đảm bảo sức khỏe bạn cần lưu ý những điều sau:

Rau răm gây rong huyết

Chị em đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên sử dụng loại rau này vì có thể dẫn đến tình trạng rong huyết. Nguy hiểm hơn nữa, nếu như ăn quá nhiều rau răm có thể gây mất kinh nguyệt và cuối cùng là dẫn tới tình trạng vô sinh. Bạn chỉ nên cho rau răm vào những món ăn khác như một loại rau gia vị, chứ không nên ăn hoặc dùng nước ép trong thời gian dài gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. 

Nếu như ăn quá nhiều rau răm có thể gây mất kinh nguyệt
Nếu như ăn quá nhiều rau răm có thể gây mất kinh nguyệt

Có thể làm sảy thai

Phụ nữ đang mang bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ tuyệt đối không nên dùng rau răm bởi loài cây này có thể dễ đến tình trạng sảy thai. Nếu như ăn những thực phẩm nhiều đạm và khó tiêu khác, tốt nhất nên ăn kèm với những loại rau khác để đảm bảo không gây hại cho thai nhi của bạn. 

Những người máu nóng, gầy gò nên cẩn thận

Những người có máu nóng nên tránh xa loại rau này để không làm tăng tính nóng trong người. Ăn nhiều sẽ giảm sinh khí và càng khiến cho người trở nên gầy gò hơn. 

Ăn rau răm thế nào cho hợp lý?

Như đã đề cập ở trên, ăn rau răm có tác dụng tốt nhưng cũng có những tác động tiêu cực nếu như dùng quá nhiều. Để điều chỉnh hợp lý và không lạm dụng loại rau này, bạn cần: 

  • Chỉ ăn với những món ăn buộc phải kết hợp với loại rau này như trứng vịt lộn, ốc xào, những món ăn khó tiêu. 
  • Rửa thật sạch rau trước khi ăn, không dùng thường xuyên, không  dùng thay thế cho những loại rau thơm khác vẫn sử dụng. 
  • Mang thai và trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng loại ra này. 
  • Nam giới cũng nên hạn chế dùng loại rau này. 

Chỉ ăn rau răm với những món ăn buộc phải kết hợp với loại rau này
Chỉ ăn rau răm với những món ăn buộc phải kết hợp với loại rau này

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn trồng rau răm đơn giản, dễ thực hiện

Rau thủy liễu là cây ưa mát, dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, bạn có thể trồng tại nhà và dùng ra khi cần thiết bằng cách sau:

Chuẩn bị

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng, giống cây, dụng cụ, chi tiết như sau: 

  • Về dụng cụ: Có thể tận dụng các thùng xốp, chậu trong nhà hoặc là mảnh đất trồng trong vườn để trồng rau, trồng trong khay nên đục lỗ để thoát nước. 
  • Về đất trồng: Rau răm là cây ưa ẩm rất phù hợp với đất sình, bạn chuẩn bị đất trồng hoặc mua đất sẵn trộn với phân bò, xơ, than bùn, vỏ trấu, mùn hữu cơ, nên bón lót vôi để trong 7 ngày trước khi trồng để diệt trừ mầm bệnh. 
  • Về giống cây: Rau răm có thể nhân giống từ cành, bạn nên chọn những cành có thân mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh. 

Trồng cây và chăm sóc

Khi trồng, bạn nên cắt cây thành những đoạn dài khoảng tầm từ 10- 15cm, khoảng 5-6 mắt và lấp đất 2/3 thân. Lấp đất và nhận chặn xuống, tưới nước đẫm và nên để cây trồng trong bóng râm hoặc che mát. Khi cây được 10 ngày, sẽ bén rễ xuống đất, có ngọn bắt đầu nhú ra ở nách. Tiến hành bổ sung bót lót thêm phân hữu cơ, phân trùn lót, khoảng 2 tuần bón một lần, bên cạnh đó nên thường xuyên giữ ẩm cho cây và vun xới. 

Khi cây đã phát triển và có nhiều chồi hơn, vươn dài ra là bạn có thể thu hoạch được. Dùng kéo cắt tỉa luân phiên từng đám, nên cắt cây sát gốc chừa khoảng 3 đến 5cm. Tiếp tục tưới nước, cây sẽ phục hồi sinh trưởng cho những lứa tiếp theo. 

Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về cây rau răm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng. Tuy có những công dụng tốt nhưng cũng cần lưu ý để tránh những tác dụng không mong muốn. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT