Home Trà Trà đạo Việt Nam là nét đẹp văn hóa ngàn đời đáng...

Trà đạo Việt Nam là nét đẹp văn hóa ngàn đời đáng gìn giữ

Trà đạo – Nét văn hóa đẹp của người dân trong khu vực Á Đông, trong đó có Việt Nam. Nét đẹp này có từ thời ông cha cho tới bây giờ tiếp tục được gìn giữ phát huy ở thế hệ con cháu. Trà đạo Việt Nam có rất nhiều điều để tìm hiểu, bạn có thể có được thêm thông tin dưới đây.

Nguồn gốc trà đạo ở Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có nhiều nét đẹp trong văn hóa gìn giữ từ đời này cho tới đời sau vẫn được phát huy rất tốt. Những giá trị văn hóa tuyệt vời đáng để trân trọng và đánh giá cao cũng là niềm tự hào của thế hệ con cháu. Điển hình như văn hóa trà đạo của người Việt Nam dù đã có hàng trăm năm nhưng lúc nào cũng được trân trọng.

Câu chuyện kể lại rằng xưa kia có vị vua Thần  Nông trong chuyến vi hành xuống phương Nam đã uống một loại nước nấu từ lá cây. Sau đó cảm thấy trong người thoải mái, phấn chấn, vị lại rất ngon, hương thơm rất tuyệt. Lá này về sau được nhà vua gọi là lá chè và quyết định sẽ nhân giống nhiều hơn để mọi người cùng thưởng thức.

Cũng có chia sẻ về nguồn gốc khác là văn hóa trà đạo của Việt Nam ảnh hưởng từ người Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm trước. Nghệ thuật pha trà, thưởng trà cho tới khi vào Việt Nam mang một phong cách khác rất đặc biệt. 

Nguồn gốc trà đạo ở Việt Nam
Nguồn gốc trà đạo ở Việt Nam

Các dụng cụ sử dụng trong trà đạo 

Trà đạo Việt Nam khi pha và thưởng thức cần có những dụng cụ để thực hiện. Thường thì những dụng cụ hỗ trợ pha trà được người dân sử dụng là ấm, chén, hũ đựng trà, thìa xúc trà, khay đựng, lót ly, lọc trà,… Cụ thể về từng loại dụng cụ được nêu bên dưới:

Ấm trà trong trà đạo

Ấm trà là một sản phẩm dùng để cho trà vào bên trong, thêm nước để pha trà, giữ nhiệt cho đủ ấm và thưởng thức lâu được thơm ngon hơn. Với người thưởng trà thì việc dùng ấm trà lựa chọn từ những nơi nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng sẽ mang lại hương vị đặc trưng hơn hẳn. 

Bộ ấm trà bằng gốm sứ cổ
Bộ ấm trà bằng gốm sứ cổ

Chén uống trong trà đạo

Chén dùng để uống trà đạo thường là dạng nhỏ, có miệng lớn để khi rót trà vào giúp người dùng thưởng thức từng ngụm, cảm nhận nó trong khoang miệng và xuống cổ họng. Hiện nay có 2 loại trà là chén tống dạng to, chén quân thì nhỏ hơn. 

Khay đựng trà

Có nhiều dạng khay khác nhau để đựng ấm, chén trà trên bàn cho lịch sự và gọn gàng. Khi có khách tới thì cùng pha trà, rót ra chén mời khách cùng nhâm nhi chén trà thơm, có khay đựng cũng nhìn bàn trà đẹp mắt hơn. Khay trà được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, tre, nhựa,…

Hộp đựng 

Hộp đựng trà thì hiện nay có đa dạng các mẫu mã khác nhau để người dùng tùy chọn theo sở thích lựa chọn. Khi mua trà về bóc túi ra cho vào trong hộp có nắp đựng vừa gọn gàng vừa sạch đẹp, tránh bụi bẩn và ẩm mốc.

Dụng cụ gắp trong trà đạo

Bộ dụng cụ trong trà đạo này sử dụng để gắp trà trong hũ ra cho vào trong ấm để pha. Tạo sự sạch sẽ, thanh lịch, tránh dùng tay lấy trà có cảm giác không được sạch sẽ, nhất là khi có khách ngồi cùng.

Bàn trà

Với mỗi gia đình người Việt Nam thì hầu như nhà nào cũng có bộ bàn ghế riêng ngồi uống trà đạo. Bàn trà để đặt bộ ấm chén, khay đựng, hũ đựng trà và nhiều đồ dùng khác. Chất liệu làm chiếc bàn này rất phong phú như gỗ tự nhiên, khung gỗ mặt kính, bàn trà đá, bàn nhựa,….

Cách thưởng thức trà bình dị của người Việt

Đối với người Việt Nam có những nét đẹp trong văn hóa trà đạo thực sự giản dị, cảm nhận được sự tự nhiên và nhẹ nhàng trong cuộc sống đời thường. Nghệ thuật từ pha trà, thưởng trà đều không có gì cầu kỳ, thuận theo bản năng là chính. Và với trà đạo Việt thì bao giờ cũng thể hiện bản chất chất phác, bình dị, đơn giản của chính người Việt.

Về phong cách trà đạo của người dân nước Việt rất gần gũi, tùy hứng các bước, không có tuân theo quy định, kiểu cách nào khác. Mọi người cùng ngồi lại mời nhau ly trà vừa giải khát vừa nhâm nhi hàn huyên các câu chuyện đời thường xung quanh cuộc sống.

Mọi người có thể ngồi thưởng trà ở nhà, ngoài hiên, trong vườn, ở sân nhà, ở cửa hàng nước, ở đầu làng,… Nơi nào cũng có thể dễ dàng bắt gặp được hình ảnh của những ông bà, cô chú ngồi cùng nhau vui vẻ trò chuyện và thưởng thức ly trà thơm ngon.  Trà đạo cũng là khoảng thời gian nghỉ ngơi, giải trí và gặp gỡ mọi người.

Người dân Việt thưởng thức trà hết sức bình dị
Người dân Việt thưởng thức trà hết sức bình dị

Tìm hiểu về phong cách thưởng trà của người Việt

Nhất thủy: Sử dụng phần nước pha trà, nước sử dụng sẽ chọn lọc nước mưa tự nhiên được hứng ở giữa trời lúc mưa to. Hoặc nước mưa lấy từ các con suối, nước dưới giếng sâu ngọt mát và trong lành. Nước đun bằng than sôi già để pha trà dậy lên mùi thơm.

Nhì trà: Chọn trà để thưởng thức sẽ là chè ngon, có đủ các tiêu chí về sắc, thanh, khí, vị, thần. Thần ở đây chính là sự hấp dẫn từ trà đạo đối với người thưởng thức, trà ngon bao giờ cũng để lại dư vị.

Tam bôi: Chén uống trà thì có nhiều loại chén để lựa chọn như chén hạt mít, chén mắt trâu nhỏ nhắn, phù hợp với cách nhâm nhi thưởng thức trà. Trước uống nước trà thì cần rót nước trà tráng qua chén để làm nóng và giúp vệ sinh sạch sẽ hơn. 

Tứ bình: Ấm pha trà có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là dạng bình có vòi cong và phần nắp đóng mở dễ dàng, có tay cầm tiện dụng. Trước khi pha trà uống thì cho ít trà, tráng qua nước sôi một lượt rồi mới dùng nước tiếp pha trà. 

Phong cách thưởng trà của người Việt
Phong cách thưởng trà của người Việt

Ngũ quần anh: Bạn bè cùng ngồi thưởng thức trà đạo với ta, tri kỉ bao giờ cũng là người mình muốn hàn huyên tâm sự. Cùng vui vẻ bên bàn trà giúp thời gian trôi qua thực sự ý nghĩa.

Nghệ thuật trà đạo trong cách pha trà

Trong trà đạo Việt Nam điều quan trọng không thể bỏ quên hoặc xem nhẹ chính là cách thức pha trà. Khác với trà đạo Nhật Bản, Trung Quốc thì trà đạo Việt Nam hoàn toàn khác biệt, được đánh giá đơn giản hơn nhiều. Bạn hoàn toàn có thể pha được ấm trà ngon với các bước hết sức đơn giản:

Bước 1: Làm nóng bộ ấm chén

Trong nghệ thuật pha trà thì ấm chén dù đã rửa sạch sẽ nhưng vẫn cần dùng nước sôi để tráng qua. Điều này giúp khử khuẩn ấm chén và cùng làm nóng dụng cụ để giúp việc pha trà hương vị ngon, giữ được lâu hơn.

Bước 2: Đong trà

Bạn sử dụng lượng trà phù hợp với nhu cầu sử dụng và dung tích của chiếc ấm đựng. Không đong quá nhiều khiến trà đặc bị đắng chát khó uống, cũng không đong quá ít khiến trà bị loãng nhạt, hương vị không thơm ngon. Với ấm 300ml thì đong chừng 8gr trà khô là vừa vặn.

Bước 3: Đánh thức vị trà

Bạn sẽ rót hết nước sôi vào trong ấm có trà khô để vài giây và rót hết nước chắt ra ngoài, còn để trà lại trong ấm. Đây là một cách thức để đánh thức hương vị, giúp trà sạch hơn và loại bỏ bớt vị đắng chát. 

Bước 4: Hãm ấm trà ngon

Bạn sẽ mở nắp rót nước sôi tiếp vào trong ấm trà,  đập nắp lại giữ trong khoảng 20 – 25 giây. Lúc này trà được hãm đủ thời gian giúp cho nước cho hương vị chát nhẹ ở đầu lưỡi, ngọt ở họng.

Bước 5: Cách rót trà

Cầm ấm chắc quai một ngón giữ nắp và từ từ nhẹ nhàng rót trà từ trong ấm vào trong chén. Không rót quá đầy ly để khi cầm lên thưởng thức không bị tràn ra ngoài không lịch sự.

Nghệ thuật trà đạo của người Việt
Nghệ thuật trà đạo của người Việt

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Trà đạo Việt Nam cho tới giờ vẫn là một nét văn hóa dân gian được nhiều người dân áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Một ấm trà ngồi bên bạn hiền sẽ là khoảng thời gian hàn huyên tâm sự giải quyết được rất nhiều vấn đề cho nên rất nhiều người chọn trà là thức uống lý tưởng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT