Bánh trung thu chính không thể thiếu trong mỗi dịp rằm tháng tám – Tết đoàn viên. Đây là một loại bánh nướng vị ngọt có nguồn gốc, ý nghĩa riêng dành cho ngày trung thu. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về món bánh đặc trưng này.
Đôi nét về bánh trung thu
Bánh trung thu là một loại bánh được bắt nguồn từ Trung Quốc, dùng để ăn trong dịp Tết trung thu, bánh này còn có một tên gọi xưa cũ đó là bánh nướng. Theo thời gian, bánh này đã được chế biến thành nhiều kiểu cách, hình dạng, kích thước và biến thể khác nhau. Cho tới hiện tại, bánh này đã được phổ biến rộng rãi hơn, hình thù đặc sắc hơn.
Ở Việt Nam ngày nay, bánh này được chia làm hai loại là bánh nướng và bánh dẻo. Hai loại này đều có thể sử dụng ở trong dịp Tết đoàn viên rằm tháng 8. Kích thước bánh không quá lớn, hình tròn hoặc vuông tùy từng loại khác nhau. Nhân bánh rất đa dạng, có thể loại bánh chay, bánh mặn khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.
Có nhiều loại bánh có nhân chay được làm từ các loại thực vật như khoai, đậu xanh, sầu riêng, … Còn nhân mặn thì có thêm cả thịt gà, trứng muối kèm với hạt sen,… Lớp vỏ bánh thường được nướng vàng óng ảnh trông rất bắt mắt. Do sự phát triển ngày càng phổ biến, nên ngày nay các công ty, gia đình sẽ đặt mua để mang cho, tặng, biếu làm quà.
Bánh này có nguồn gốc từ đâu?
Tại Việt Nam, sự tích bánh trung thu bắt nguồn từ một nàng tiên xinh đẹp trên trời có tên là Hằng Nga. Hằng Nga phụ trách cai quản cung trăng nhưng nàng lại muốn xuống trần gian chơi với các em nhỏ. Một hôm nọ, ngọc hoàng tổ chức cuộc thi làm bánh, ai làm ngon và đẹp nhất sẽ nhận được một phần thưởng.
Điều này khiến Hằng Nga rất thích và nàng đăng ký tham gia. Sau khi đi xuống trần gian tham khảo thì nàng đã gặp được Cuội, chàng trai giỏi nấu ăn và thường tập trung trẻ em trong làng để nói chuyện phiếm. Hằng Nga mở lời nhờ Cuội giúp nàng làm bánh. Cuội đã tự phát minh ra một loại bánh mới với nhiều nguyên liệu: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,…
Cuối cùng thành phẩm là những chiếc bánh ra lò, mọi người ăn ai cũng khen, Hằng Nga đã đen những chiếc bánh để nộp cho Ngọc Hoàng. Nhưng cuội không nỡ xa chị Hằng nên đã nắm chặt bàn tay nàng và đã bị kéo lên cung trăng cùng Hằng Nga.
Chiếc bánh được ngọc hoàng khen ngon và đặt tên là bánh Trung Thu, sau đó ban cho nàng một điều ước. Hằng Nga đã ước rằng Rằm tháng tám mỗi năm sẽ được cùng chú cuội xuống trần gian để chơi với các em nhỏ. Điều ước này được Ngọc Hoàng chấp thuận và đặt tên là Tết Trung Thu.
Ý nghĩa của bánh
Mặc dù có nguồn gốc ban đầu từ Trung Quốc nhưng hiện nay bánh trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu. Trong ngày rằm tháng 8 ở Việt Nam mọi người dân đều sử dụng bánh để thắp hương tưởng nhớ về tổ tiên ngày xưa. Việt Nam hiện đang có hai loại bánh với những hình dáng khác nhau và mỗi loại sẽ mang một ý nghĩa riêng.
Bánh trung thu dẻo
Bánh trung thu dẻo thường có hình dáng vầng trăng tròn nhằm biểu hiện cho sự trọn vẹn. Bên cạnh đó, hình dáng trăng tròn còn thể hiện cho sự đoàn viên, màu trắng ngà của loại bánh này còn nhằm thể hiện cho tình yêu vợ chồng bền chặt.
Đây là một loại bánh có khá nhiều hoài niệm, loại bánh này luôn thể hiện được sự bền chặt, khăng khít nhau. Điểm này được thể hiện ở những tình nghĩa vợ chồng càng thêm đẹp đẽ, đáng trân trọng vô cùng.
Bánh trung thu nướng
Bánh trung thu nướng mang ý nghĩa là dù cho có bao nhiêu khó khăn, gian khổ trong cuộc sống, công việc thì vẫn sẽ có những người thân ở bên cạnh bao bọc, chở che ta. Loại bánh này tượng trưng cho tình cảm gia đình khăng khít, ấm áp, tình cảm. Bánh nướng thường có hình vuông nhằm thể hiện tình cảm gia đình hạnh phúc, trọn vẹn.
Ý nghĩa theo hình dáng bánh
Đối với mỗi loại bánh trung thu khi làm ra thường chỉ có hình vuông hoặc hình tròn. Đối với điều này cũng mang một ý nghĩa riêng được thể hiện như:
- Bánh hình tròn thể hiện cho hình vầng trăng trong ngày Tết đoàn viên – rằm tháng 8. Đây là một sự thể hiện của trọn vẹn, đủ đầy, sự viên mãn, sự đoàn tụ thiêng liêng.
- Đối với hình vuông thể hiện cho hình dáng của trời và đất. Điều này biểu hiện cho sự tự do hạnh phúc của những người dân ở hiện tại.
Cho đến bây giờ, bánh trung thu đã trở nên đa dạng hơn, có nhiều hình dáng hơn, nhân bánh cũng phong phú hơn để đáp ứng cho nhu cầu của nhiều người. Tuy là vậy, những giá trị và ý nghĩa của bánh này vẫn không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên một bản sắc dân tộc vốn có.
Các loại bánh trung thu và cách bảo quản
Hiện nay có rất nhiều loại khác nhau với sự sáng tạo của đầu bếp, thợ làm bánh. Một số loại bánh ngon mà bạn có thể tham khảo như: Bánh truyền thống, bánh nhân đậu xanh, bánh dẻo, bánh tiramisu, bánh nhân sầu riêng, … Dù là loại bánh nào thì cũng mang những hương vị đặc trưng riêng cho một ngày lễ truyền thống. Chính vì vậy, vào những dịp này, rất nhiều nhãn hàng đã thực hiện bày bán với số lượng vô cùng đa dạng hiện nay.
Thông thường những loại bánh trung thu tự làm chỉ nên được dùng ngay trong vòng 7 ngày đối với bánh nướng và ba ngày đối với bánh dẻo. Bạn không nên để quá lâu vì bánh rất dễ bị hư. Nếu như bạn mua các loại bánh có chất bảo quản, bạn có thể giữ chúng đến tận 3 tháng. Nếu như bạn đã tách bánh ra khỏi hộp hoặc đã xé bánh ra, bạn nên xử lý chúng trong ngày để bánh không bị hỏng nhé.
Dinh dưỡng của bánh
Bánh trung thu hiện nay vô cùng đa dạng về những thành phần có trong nhân bánh. Ví dụ như cốm dừa hạt dẻ, bào ngư hải sản, jambon xá xíu, khoai môn, lạp xưởng ngũ hạt, hạt sen trà xanh, hạt sen sữa dừa, … Đây đều là những thành phần thực phẩm tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bồi bổ cơ thể khỏe mạnh.
Đặc biệt hơn, với nhân bánh là cái loại hạt sẽ giúp cơ thể có thể đào thải những độc tố gây hại ra bên ngoài. Việc kết hợp bánh với các loại trứng muối càng làm cho hàm lượng dinh dưỡng tăng cao hơn. Có nhiều người lo ngại việc ăn bánh sẽ bị béo phì, tiểu đường. Tuy nhiên, mọi người không cần lo lắng về điều đó nhé.
Hiện nay, thị trường có phổ biến rất nhiều loại bánh khác nhau, cho nên việc thay đổi bánh để phù hợp hơn với mỗi người là điều cần thiết. Có rất nhiều dạng bánh giảm đường, giảm chất béo, và được chế biến hoàn toàn từ thực vật đã được ra đời rồi. Vì vậy, những người đang lo ngại về những vấn đề trên có thể yên tâm khi ăn bánh này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh tiêu – Món ăn vặt khoái khẩu của giới trẻ hiện nay
- Bánh cuốn – Hương vị thơm ngon của món bánh truyền thống
Bánh trung thu cũng chính là một sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình trong các dịp tết trung thu. Cả nhà cùng nhau quây quần ăn bánh và nghe các sự tích, nguồn gốc về bánh thì còn gì tuyệt vời hơn. Bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về nguồn gốc và phân loại bánh này, hãy thưởng thức chúng ngay bây giờ nhé!