Home Gia vị nấu ăn Lá lốt là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng...

Lá lốt là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng lá lốt

Lá lốt rất quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong các món ăn không chỉ người Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác nhau. Có thể bởi vì mùi vị đặc biệt và lợi ích dinh dưỡng mà loại cây này mang lại nên còn được vận dụng rất nhiều trong y học, được xem như một vị thuốc trong các đơn thuốc dân gian. 

Lá lốt là gì?

Lá lốt có tên gọi hóa học (khoa học) là Piper-sarmentosum, có thể sống lâu năm, thân thảo, có các đốt dài, có thể leo bám nhờ rễ tại các đốt. Loài cây này thường sinh trưởng tại các nơi ẩm thấp, có thể lan rộng tuỳ vào môi trường xung quanh.

Đây cũng là loài cây thuộc lá đơn, có nhiều gân xanh, độ rộng của lá có thể khác nhau tùy vào độ dinh dưỡng của đất. Ở Việt Nam thường hay bắt gặp tại các vùng núi, nương rẫy, vườn nhà,…

Lá lốt là cây mang tính nhiệt, ấm, có vị cay, hơi nồng, có mùi dễ phân biệt. Để chế tạo thuốc hoặc món ăn thì đều có thể sử dụng thân cây và lá cây. Hoa của loài cây này thường rất ít gặp, mọc ra ở các góc lá, thường sống lâu mới nở hoa, hoa thường được người ta ít sử dụng.

Lá lốt là loại thân thảo sống lâu năm
Lá lốt là loại thân thảo sống lâu năm

Lá lốt với công dụng và các lưu ý khi sử dụng

Đặc trưng của loại lá này là có tính ấm nên được ứng dụng rất nhiều đặc biệt là trong Đông – Tây y học. Nhờ vào chứa nhiều chất nên loại cây này có thể tận dụng tất cả các bộ phận như lá, thân, hoa để trị các chứng về xương khớp, tổ đỉa,… Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quan tâm đến nhiều vấn đề khi sử dụng, nếu quá lạm dụng có thể dẫn đến phản tác dụng và gây ảnh hưởng.

Lợi ích của lá lốt khi làm thuốc

Việc vận dụng lá lốt như một vị thuốc không còn quá xa lạ trong cuộc sống, từ xa xưa đã thấy ông bà dùng loại cây này để chữa các chứng bệnh dân gian. Thực ra vẫn còn rất nhiều công dụng y học thú vị như:

Chữa chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ giảm đau

Theo quan niệm Đông y, loại thảo dược này mang Ôn Trung, Tán hàn vậy nên có thể chữa các chứng phong khớp, phù nề, khó tiêu, tê bại chân tay. Nhờ đó mỗi người có bệnh về xương khớp dễ dàng trong cải thiện bệnh tình.

Điều trị và hỗ trợ làm giảm các chứng mụn nhọt

Lấy một ít lá cây, thân chanh và lá chanh, giã nhỏ rắc lên miệng mụn nhọt, để một thời gian, rửa sạch. Chỉ cần kiên trì làm trong vòng vài tuần sẽ hỗ trợ giảm sưng mụn, chống ngứa, đỏ và khử khuẩn.

Khả năng giúp cải thiện chức năng thận

Có một lợi ích nữa dành cho cả phụ nữ và nam giới đó là cải thiện chức năng thận. Đối với nam giới có thể giúp điều trị viêm tinh hoàn, bổ thận tráng dương; với nữ giới thì hỗ trợ điều trị viêm nhiễm âm đạo, cũng như một số bệnh lý về đường sinh sản. Ngoài ra còn tăng chức năng thận, điều các chứng suy thận, phù nề do thận bị ảnh hưởng gây ra.

Hỗ trợ giảm viêm mũi, viêm xoang nhanh

Không dừng lại ở đó, lá lốt còn giúp điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất tốt, các loại bệnh gây chảy nước mũi. Các thành phần trong thân cây có thể phơi khô, giã rồi pha uống hoặc lá cây hấp có thể điều trị các chứng xoang, còn có thể vò nát bằng tay và đưa lên miệng mũi, giữ trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra còn hỗ trợ giải cảm, giúp đổ mồ hôi và thoát các chất gây cảm.

Điều trị tốt vẩy nến và tổ đỉa từ lá lốt

Một công dụng rất hay được sử dụng đó chính là điều trị bệnh vẩy nến, tổ đỉa trên tay chân. Tổ đỉa là các nốt mụn nước nổi nhiều, hàng loạt và gây ngứa, nếu cứ gãi sẽ bị lan rộng và ngứa. Cách pha chế để trị đo là giã lá lốt khi còn tươi, trộn với nước sôi để nguội rồi uống, phần bã còn lại trộn thêm nước nóng và đắp lên vùng da bị sẽ giúp loại bỏ các mẩn ngứa.

Công dụng trong việc giải độc

Lá lốt còn giúp giải độc rắn và chứng say nấm. Trong thời gian ngắn vừa bị rắn cắn hoặc bị say do nấm độc có thể dùng lá lốt để đắp lên miệng vết thương, hoặc pha uống kết hợp với lá khế và đậu váng pha uống có thể giúp độc lan chậm hơn.

Lá lốt chính là bài thuốc tuyệt diệu
Lá lốt chính là bài thuốc tuyệt diệu

Một số công dụng khác của lá lốt

Chữa chứng đổ mồ hôi ở tay và chân, dùng lá lốt tươi nấu nóng kết hợp với muối, ngâm trong thời gian dài liên tục có thể giúp giảm đổ mồ hôi. Bên cạnh đó, lá lốt còn là loại rau phục vụ việc nấu ăn được sử dụng rộng rãi. Nhiều món ăn từ lá lốt có thể trở thành đặc sản vùng và được chế biến rộng rãi, có thể hấp, nấu canh, ăn sống hoặc cuộn chả,… Thêm một công dụng nữa mà ít ai biết đến đó là chữa sâu răng, đau răng,…..

Những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng 
Những món ăn thơm ngon và bổ dưỡng

Lá lốt và những lưu ý khi sử dụng cần biết

Bên cạnh những công dụng thần kỳ kể trên thì loại cây này còn có những tác hại ẩn nấp mà ít ai biết. Chỉ một phương pháp sử dụng sai cách có thể dẫn đến phản ứng ngược và gây tổn thương có các tế bào của cơ thể.

  • Không sử dụng với phụ nữ có bầu và đang trong quá trình sữa mẹ (cho con bú). Lá lốt mang tính nhiệt, nên nếu phụ nữ đang cho con bú dùng quá nhiều trong một ngày hoặc một khoảng thời gian thì sẽ dẫn đến loãng sữa hoặc nghiêm trọng hơn là mất sữa, mất chất dinh dưỡng vốn có, gây ảnh hưởng cả cho mẹ và bé.
  • Đối với người lớn, nếu dùng quá nhiều có thể gây uể oải, mệt mỏi, khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 100g một ngày. Đối với những người đang bị nhiệt miệng, gan bị nóng hoặc người gặp vấn đề về nhiệt thì lá lốt có thể là thuốc độc, nếu dùng có thể khiến nặng thêm, mất nước, bị kích ứng, không kịp thời có thể trở nặng thêm.
  • Tuy loại lá của cây có thể ăn sống và ăn kèm với các loại thực phẩm khác, tuy nhiên lời khuyên là không nên ăn sống. Các dưỡng chất và chất dinh dưỡng có trong đó vẫn không bị mất hay biến đổi khi nấu chín, vậy nên lời khuyên là vẫn nên ăn chín sẽ đảm bảo được tính vệ sinh hơn.

Điều cần quan tâm  khi sử dụng
Điều cần quan tâm  khi sử dụng

Những dưỡng chất cơ bản có trong lá lốt 

Từ kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy, trong loại cây này có chứa alkaloid, flavonoid, axit amin, vitamin, các chất vi lượng,… Ngoài ra trong lá lốt còn chứa một lượng tinh dầu nhất định, do đó nó có thể vừa có tác dụng tốt vừa gây ra một số ảnh hưởng nếu sử dụng quá liều lượng.

Theo y học mới đây phát hiện, trong loại cây này còn chứa các chất kháng khuẩn đối với các loại như Bacillus, Areus,… Phương pháp để giữ được các loại chất này đó là nấu cao, có thể dùng cao lá hoặc cao thân, cả khô và tươi đều có thể sử dụng. Các thành phần trong các bộ phận như thân, rễ, lá đều ngang nhau  và thường không bị biến đổi qua quá trình chế biến.

Chưa hết, người ta còn phát hiện ra một số chất gây ức chế men trong lá lốt, thường hay được sử dụng trong các thí nghiệm. Men collagenase có thể được ngăn chặn, hạn chế bởi một số chất chống oxy hóa biến đổi.

Những thành phần sẽ không mất đi khi chế biến 
Những thành phần sẽ không mất đi khi chế biến

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Lá lốt không chỉ thân thuộc trong đời sống ẩm thực của chúng ta mà còn là người bạn của các vị danh y, được trưng dụng trong cả Đông y lẫn phương pháp hiện đại. Tùy vào cách thức pha chế, loại cây thân thảo này còn có thể ứng dụng cả trong chăm sóc làm đẹp cho chị em phụ nữ. Sử dụng đúng cách để tận dụng tối đa lợi ích của loại lá này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT