Mắm tép chua miền tây là món ăn dân dã quen thuộc của người dân Nam Bộ. Con tép ở đây là tiếng địa phương, tức là con tôm nhỏ, cách làm mắm tép đu đủ miền tây cũng tương tự như cách làm mắm tôm trộn đủ đủ của người miền trung nhưng cách gia vị lại khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị từng vùng miền, người miền Tây thường ăn ngọt hơn so với các vùng khác.
Đây là món ăn đặc trưng thường có trong bữa ăn của những gia đình Nam Bộ, vào những dịp lễ Tết, giỗ cúng. Ngoài ra, mắm tép chua miền Tây còn là món đặc sản của vùng đất này, được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà xao xuyến mà nó mang lại. Hôm nay, bếp sẽ cùng các bạn làm món tép trộn đu đủ đúng chất miền Tây này, chỉ nhìn thôi cũng đã muốn ăn rồi.
Nguyên liệu để làm mắm tép đu đủ
500 gr tép sông, còn tươi sống, như thế khi làm mắm mới ngon, thịt chắc và ngọt, món ăn có màu đỏ au trông rất kích thích vị giác. Nếu dùng tép nuôi, mắm cũng có màu đỏ nhưng không tươi lắm, nhìn hơi tái tái và hương vị cũng không ngon bằng tép sông tự nhiên rồi.
- Tỏi 2 củ
- Riềng 1 củ nhỏ
- Ớt 2 trái
- Ớt sừng 1 trái
- Rượi trắng 100ml
- Nước mắm 300ml
- Đường
- Hủ nhựa
- Thanh tre hoặc lá chùm ruột để nén tép
- 1 trái đu đủ mỏ vịt
Cách làm món mắm tép
Tép sông rửa sạch, vì không lớn như tôm nên không cần lặt đầu và rút chỉ, để ráo nước
Tỏi lột vỏ, sắc lát mỏng, ớt sắc lát, riềng thái sợi. Xếp tỏi, ớt, riềng, tép vào trong hủ theo từng lớp đến khi gần đầy hủ, không xếp đầy, cho rượi trắng vào, ngâm khoảng 1h cho tép ngấm rượi sau đó đổ rượi ra. Dùng lá chùm ruột hoặc thanh tre để ép tép xuống không cho nổi lên trên khi rưới mắm vào.
Đun mắm với đường theo tỉ lệ 2:1, khuấy đều đường với mắm trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan hết thì bắt xuống bếp, để nguội. Sau đó, cho mắm vào ngập hủ tép, phải đảm bảo là nước mắm ngập bề mặt tép.
Sauk hi nén xong, để khoảng 20 ngày ở nhiệt độ thường là có thể lấy ra dùng được. Càng để lâu thì mắm càng ngon. Có thể dùng trong 3-4 tháng ở điều kiện thường.
Hủ mắm tép thành phẩm có màu đỏ cam của nắng và tép, tép không bị đen đầu, vị chua đặc trưng, cay nồng của tỏi ớt gừng, ngọt mặn vừa phải.
Mắm tép nguyên chất ăn không cũng đã rất ngon rồi. Nhưng thường người ta trộn thêm đu đủ bào vào để hài hòa vị mắm và món ăn ngon hơn. Cách trộn đu đủ với mắm tép cũng rất đơn giản.
Trộn mắm tép đu đủ với nhau
Đu đủ dùng để trộn với mắm tép là loại mỏ vịt, vừa già tới, không non cũng không chín quá. Đu đủ bào sợi, bỏ ruột. Bóp đu đủ bào với ít muối, bóp cho đu đủ xèo , sau đó rừa với nước để bớt mặn và vắt thật mạnh tay để đu đủ ráo nước.
Lấy 1 thau đủ rộng, cho đu đủ và mắm tép cả cái lẫn nước vào trộn đều, có thể thêm tỏi ớt cho món ăn thêm thơm ngon hơn. Mắm trộn xong có thể dùng ngay hoặc cho vào hủ sau 2-3 đu đủ thấm mắm thì vị sẽ đậm đà hơn.
Mắm tép chua trộn đu đủ có thể dùng để ăn kèm với cơm nóng, thêm dĩa rau sống dưa giá thì đủ vị cho buổi cơm chiều. Món này còn có thể ăn với bún tươi hay cuốn bánh tráng đều rất ngon.
Đĩa mắm tép đu đủ rất thơm mùi riềng tỏi, vị chua ngọt của nước mắm, cay nồng của tỏi ớt, vị dẻo của tép sông, giòn sần sật của đu đủ, thêm dĩa rau sống, đĩa thịt luộc, đĩa bún để cuốn bánh tráng thì tuyệt không còn gì bằng.
Lưu ý để làm mắm tép được ngon nhất
- Lựa chọn tép kỹ càng, là loại tép sông và còn sống
- Để món ăn ngon hơn thì đu đủ sau khi bào nên phơi khô 1-2 ngày cho héo, khi ngâm cùng mắm tép sẽ thấm gia vị nhanh, ăn giòn và ngon hơn
- Hủ đựng rôm phải khô nước và sạch
- Có thể trộn thêm thơm bằm để món ăn có nhiều vị hấp dẩn hơn
- Dùng nước mắm ngon để làm mắm tép sẽ ngon hơn
Với công thức làm mắm tép đu đủ đơn giản trên, chị em đã có thêm bí quyết làm 1 món mới ngon và hấp dẩn rồi. Chỉ cần chịu khó một chút, bạn có thể tư làm mắm tép trộn tại nhà, không quá khó như nhiều người nghĩ mà lại có ngay một hũ mắm thật “chất” để dùng dần. Chắc hản nó sẽ là một món ăn ngon mà mọi người phải “mê mẩn” khi được thưởng thức một lần.