Home Blog Bún riêu – Món ăn thể hiện trọn vẹn văn hóa vùng...

Bún riêu – Món ăn thể hiện trọn vẹn văn hóa vùng miền

Bún riêu nổi tiếng là món ăn dân dã vô cùng quen thuộc và rất được yêu thích ở nước ta và được ví von như một món ăn đa sắc thái. Bởi tại mỗi địa phương thì món bún này lại mang đến những hương vị riêng đậm chất văn hóa vùng miền vô cùng đặc sắc.

Tìm hiểu tổng quát về món bún riêu

Bún riêu nổi tiếng là món ăn đậm đà bản sắc dân tộc Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Món ăn này là sự tổng hoàn hoàn hảo bởi vị ngọt thơm của riêu cua, béo ngậy từ tóp mỡ cùng nước dùng có vị chua thanh nhẹ của giấm bỗng và thêm một chút mắm tôm đậm đà. Có thể thấy được tuy giản dị nhưng món ăn này lại mang sự hòa quyện hoàn hảo từ hương đến vị và ẩn chứa tinh hoa ẩm thực Việt.

Tuy nhiên khác với những món ăn đặc sản khác đại diện cho từng vùng miền thì món bún này lại được ví như một món ăn đa miền. Bởi du khách có thể thưởng thức món ăn này tại bất cứ vùng miền trên khắp Việt Nam. Nhưng tại mỗi vùng miền khác nhau thì hương vị của bát bún riêu cũng có sự khác nhau theo văn hóa ẩm thực của từng vùng miền.

Xét về nguồn gốc thì hiện chưa có thông tin chính xác nhưng món bún riêu đã xuất hiện được hơn nửa thế kỷ. Ban đầu đây là một món ăn dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ và sau đó tiến hành mở rộng ra khắp cả nước và vươn tầm thế giới. Tuy nhiên theo sự “tiến công” đến những miền đất khác nhau thì trong món bún này đã có những thay đổi về hương vị, nguyên liệu lẫn công thức chế biến.

Tìm hiểu tổng quát về nguồn gốc của món bún riêu
Tìm hiểu tổng quát về nguồn gốc của món bún riêu

Nét riêng trong bát bún riêu của hai miền Bắc – Nam

Có thể thấy được rằng bún riêu hiện đang là món ăn dân dã quen thuộc trên mọi miền của mảnh đất chữ S xinh đẹp. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền sẽ có những cách chế biến và có thể là sử dụng nguyên liệu khác nhau để phù hợp với nét văn hóa vùng miền và tạo nên những nét đặc trưng riêng. Và sự khác biệt lớn nhất phải kể đến hương vị của bát bún tại hai vùng miền Bắc – Nam.

Hương vị riêng trong bún riêu miền Bắc

Mang nét đặc trưng của ẩm thực vùng đồng bằng sông Hồng nên món bún của miền Bắc được chế biến tập trung vào sự thanh cảnh để làm nổi bật lên hương vị của các nguyên liệu chính. Theo đó trong chế biến món ăn này không được nêm đường, hương vị nhẹ nhàng ít mặn. Đối với thực khách muốn đậm đà hơn có thể vắt thêm chanh cùng mắm tôm.

Lúc này bát bún riêu của miền Bắc tạo dấu ấn đặc trưng với một bát bún nóng hổi với nước lớp gạch cua mềm xốp, tóp mỡ béo ngậy cùng những miếng cà chua đỏ ửng và những miếng đậu rán vàng hấp dẫn. Đặc biệt là nước dùng tại đây được cho thêm một chút mẻ bỗng và mắm tôm vừa phải để tạo nên một vị thanh chua nhẹ nhàng.

Đi kèm cùng với bát bún này thì không thể bỏ qua những loại rau sống để cảm nhận được trọn vẹn sự hương vị dân dã nhất. Các loại rau ăn kèm với bún miền Bắc thường là: rau tía tô, xà lách, kinh giới, thân chuối non hoặc hoa chuối thái mỏng và có thêm những cọng rau muống chẻ.

Hương vị riêng trong bát bún riêu miền Bắc
Hương vị riêng trong bát bún riêu miền Bắc

Sức hút riêng trong bún riêu miền Nam

Nét đặc trưng trong ẩm thực miền Nam chính mang sự hài hòa và tận dụng tối đa hương vị tự nhiên. Người dân tại đây quan niệm món ăn cần phải đầy đủ và đậm đà từ hương – sắc – vị. Chính vì vậy trong quá trình chế biến biến người miền Nam sử dụng thêm màu điều để món ăn trông đẹp mắt hơn. Đồng thời nước dùng được cho thêm xương lợn và sử dụng nước me để thêm tạo vị chua ngọt hấp dẫn.

Ngoài ra nếu trong bát bún miền Bắc vẫn giữ nguyên vị xốp mềm của riêu cua. Thì trong bát bún của miền Nam riêu cua sẽ được trộn thêm giò sống và trứng gà cùng gia vị rồi đem hấp chín và cắt miếng như chả. Ngoài ra thì nguyên liệu trong bát bún riêu miền Nam cũng “đầy đủ” hơn khi cho thêm tiết heo, móng giò, giò chả,…

Bên cạnh đó thì món bún này trong miền Nam cũng được biến tấu phong phú thành nhiều loại hình hơn như riêu tôm, riêu ốc, riêu hải sản,… Vì vậy dù là món ăn dân dã và giản dị nhưng khi “Nam tiến” thì món ăn này thực chất không hề “bình dị”.

Sức hút riêng trong bát bún riêu miền Nam
Sức hút riêng trong bát bún riêu miền Nam

Giải mã giá trị dinh dưỡng của bún riêu

Món ăn này được yêu thích không chỉ bởi hương vị đậm chất dân dã và bản sắc văn hóa vùng miền mà còn bởi độ bổ dưỡng của món ăn này. Đặc biệt là cùng với tính thanh mát, món ăn này còn rất được yêu thích trong những ngày hè oi ả. Để tìm hiểu kỹ hơn về giá trị dinh dưỡng của món ăn này, mọi người có thể tham khảo nội dung dưới đây:

Đo lượng calo

Để tính lượng calo có trong một bát bún riêu thì chúng ta có thể tính toán dựa trên những thành phần của món ăn này. Cụ thể như sau:

  • Lượng calo trong 100g bún tươi là khoảng 100 calo, tương đương với những loại tinh bột chậm;
  • Trong 100g đậu đã được rán vàng chỉ tầm 110 calo nên chị em giảm cân không cần lo lắng;
  • Cứ khoảng 35g gạch cua trong bát bún sẽ cung cấp từ 10 – 15 calo;
  • Trong mỗi bát bún sẽ có khoảng 60g giò chả và tương ứng với 100 – 120 calo;
  • Các loại rau ăn kèm đều có mức calo không quá lớn;

Như vậy lượng calo trong một bát bún riêu sẽ chứa tầm 465 calo.

Giá trị dinh dưỡng

Bún riêu luôn được biết đến là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chưa kể đến những nguyên liệu phụ đi kèm như: thịt lợn, giò chả, tiết heo,… mà chỉ tính riêng hai nguyên liệu chính là cua đồng và cà chua là có thể thấy được hàm lượng dinh dưỡng cao của món ăn này. Cụ thể như:

  • Cà chua được phân tích là chứa nhiều dinh dưỡng cùng với các loại hợp chất có tính sinh học. Cụ thể là loại quả này chứa rất nhiều vitamin C, Lycopen, Beta  Caroten, Vitamin K hay những khoáng chất như: Mangan, Đồng, Magie, Kali, Kẽm, Sắt,…
  • Nhắc đến cua đồng thì đương nhiên không thể bỏ qua hàm lượng Canxi cực cao. Ngoài ra đối với riêu cua đồng đã được sơ chế có chứa nhiều Protid, Glucid, Lipid cũng như là Sắt, Photpho cùng với nhiều loại vitamin nhóm B như: B1, B2,… vitamin PP,…

Giải mã giá trị dinh dưỡng của món ăn này
Giải mã giá trị dinh dưỡng của món ăn này

Bật mí cách nấu bún riêu ngon đơn giản nhất

Là một món ăn dân dã nhưng để nấu được một bát bún ngon, chuẩn vị lại không phải là điều đơn giản. Theo đó những cách thực chế biến món bún này chi tiết dưới đây chính là cẩm nang hữu ích cho mọi người.

Chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu cần phải có để nấu món bún này phải kể đến như: cua đồng, thịt xay, tôm khô, trứng gà, đậu hũ, bún, cà chua, mắm tôm, hành, tỏi, ngò. Ngoài ra các gia vị sử dụng là hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, giấm, hạt tiêu cùng các loại rau sống ăn kèm.

Chi tiết cách nấu

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết thì hãy cùng bắt tay vào nấu bún riêu theo những nội dung chi tiết dưới đây.

Tiến hành sơ chế nguyên liệu: Cua mua về ngâm nước từ 1 – 2 giờ để loại bỏ cát sau đó lột yếm cua, mai cua để lấy phần gạch cua cho vào bát và phần mai đem xay nhuyễn.  Đậu phụ cắt nhỏ và rán vàng. Cà chua rửa sạch và cắt miếng cau.  Ngò và hành lá rửa sạch cắt khúc, rau sống rửa sạch để ráo nước còn tỏi, hành tím băm nhuyễn. Tôm khô ngâm nước rồi xay nhuyễn.

Thực hiện nấu nước dùng: Cho mai cua xay hòa với nước để thịt cua tan trong nước. Tiếp theo dùng ray lọc nước cua đến lượng vừa đủ cho vào nồi. Cho thêm một thìa hạt nêm và hai thìa nước mắm và đun nước ở lửa vừa. Sau khi riêu cua kết lại sẽ vớt ra bát bỏ cà chua đã xào qua vào nồi, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun với lửa nhỏ.

Làm chả tôm thịt: Cho tôm khô đã xay cùng thịt xay, hành – tỏi băm, trứng gà cùng 1/2 thìa hạt nêm, 1/2  thìa đường rồi trộn đều. Tạo hình hỗn hợp thành viên nhỏ và thả vào nồi nước đang sôi, đun cho đến khi chả chín và nổi lên.

Nấu riêu cua: Cho hành tím băm phi thơm và cho phần gạch cua đã chuẩn bị vào đảo đều và tắt bếp.

Bỏ túi cách nấu ngon chi tiết nhất
Bỏ túi cách nấu ngon chi tiết nhất

Có thể bạn muốn xem thêm:

Kết luận

Trong nội dung bài viết này đã cùng mọi người tìm hiểu chi tiết về món bún riêu – món ăn dân dã thấm đậm hương vị vùng miền. Cùng với những hướng dẫn cách chế biến trên thì hãy thử trổ tài nội trợ để nấu món ăn bổ dưỡng này cho người thân và gia đình nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT